• Chủ nhật, Ngày 05/11/2023 14:37

Không phải là một loại trái cây hay một sản phẩm phổ biến được nhiều người biết tới, nhưng quả bứa lại là một loại quả có nhiều dược tính cực kì tốt cho sức khỏe như: giảm béo, tốt cho đường huyết,...Chính vì điều này, Ami Slim đã sử dụng quả bứa như một loại dược liệu chính cho sản phẩm của mình. Vậy quả bứa có những công dụng gì? Hãy theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm công dụng và những ưu điểm của loại quả này nhé. 

1. Quả bứa là quả gì? Nguồn gốc của quả bứa

Quả bứa có nguồn gốc từ Đông Nam Á và miền Nam Ấn Độ, là một loại quả có hình cầu, có nhiều rãnh dọc, mọng nước, có nhiều múi cùng họ với măng cụt, nhưng khác với măng cụt, quả bứa có vỏ màu xanh, khi chín có màu vàng, vị chua, mùi hương dễ chịu.. Lá và quả bứa đều ăn được nên bứa cũng được người dân trồng nhiều ở vườn nhà để làm gia vị nấu canh hay kho cá. 

Thông tin:

  • Tên: Bứa lá tròn dài, Bứa.

  • Tên khoa học: Garcinia oblongifolia Champ..

  • Họ: Măng cụt (Clusiaceae).

Ở Việt Nam, quả bứa được trồng nhiều ở miền Trung, là loại cây có kích thước trung bình, không quá to, khoảng thời gian thu hoạch vào khoảng tháng 6 đến tháng 8 âm lịch hàng năm. Mặc dù phổ biến ở miền Trung hoặc Nam Bộ nhưng quả bứa là một loại quả khá xa lạ với người dân vùng miền khác. 

Quả bứa có nguồn gốc từ Đông Nam Á và miền Nam Ấn Độ

Quả bứa có nguồn gốc từ Đông Nam Á và miền Nam Ấn Độ

2. Thành phần chính có trong quả bứa

Những nghiên cứu chỉ ra rằng trong quả bứa có chứa các chất hóa học như: acid hydroxycitric, axit hữu cơ vitamin C,  flavonozit,...

Vỏ quả bứa có chứa hàm lượng phytochemical cao, theo ước tính cứ 100 gam vỏ chứa khoảng 17,2g carbohydrate; 0,5g chất béo; 2,3g protein; 1,24g chất xơ; 1514 mg sắt; 250 mg canxi; 10mg axit ascorbic và 18,10 mg axit oxalic. Chính nhờ hàm lượng dinh dưỡng đặc biệt có cả ở vỏ và lõi, quả bứa được ứng dụng rất nhiều trong các sản phẩm bổ trợ sức khỏe. 

Quả bứa được ứng dụng rất nhiều trong y học, và để lấy được nhiều tinh chất và giữ được nguyên chất nhất khi sử dụng, được điều chế thành cao quả bứa. Từ đó, dễ dàng cho việc sử dụng và hòa trộn với các thành phần khác được dễ dàng. 

3. Những tác dụng của cao quả bứa

Từ xưa, quả bứa đã được coi là một trong những vị thuốc quý điều trị nhiều bệnh về da, tiêu hóa,...Vậy nhờ những thành phần nào mà quả bứa lại có tác dụng hữu ích như vậy? Dưới đây là những hoạt chất và công dụng của quả bứa ứng dụng trong y học:

3.1. Đặc tính của quả bứa ứng dụng trong Đông Y

Ngoài việc được ứng dụng trong nấu ăn, loại quả này còn được dùng làm một trong nhiều vị thuốc Đông y hỗ trợ điều trị các vấn đề như: mẩn ngứa, dị ứng, trị viêm loét dạ dày, tá tràng, tiêu hóa,...Các tác dụng này được tìm thấy khi nghiên cứu vỏ quả bứa phát hiện có chứa rất nhiều vitamin C, flavonozit,...

3.2. Hỗ trợ giảm cân nhờ HCA (acid hydroxycitric) 

Nhờ chứa HCA, quả bứa được ứng dụng và thử nghiệm trên các cá thể động vật chứng minh tác dụng giảm cân hiệu quả. Thành phần này hỗ trợ ngăn chặn quá trình cơ thể tích mỡ và cải thiện mỡ máu, từ đó kìm hãm quá trình chuyển hóa lượng đường trong cơ thể thành mỡ thừa, giúp giảm béo, hay ngăn ngừa tình trạng béo phì. Điều đặc biệt là ứng dụng này rất hiệu quả với những người đang ăn chế độ ăn quá nhiều đường. 

Theo GS.TS Đào Hùng Cường, trên thế giới việc nghiên cứu về tác dụng và ứng dụng vào sản phẩm cho sức khỏe đã được chú trọng từ lâu, hàng trăm công trình nghiên cứu bao gồm chiết tách, xác định thành phần hóa học, ứng dụng vào công nghệ thực phẩm, dược phẩm, hay đặc biệt nhất đó là các loại sản phẩm giảm béo. Biết được điều này, các sản phẩm có chiết xuất từ quả bứa được thương hiệu Ami Slim ứng dụng rất nhiều và đa dạng.

Ngoài ra, HCA còn cải thiện giảm các loại mỡ xấu cho sức khỏe như triglycerid, LDL cholesterol, cholesterol toàn phần và tăng HDL cholesterol có tác dụng bảo vệ thành mạch máu. 

3.3. Tăng cường trao đổi chất

Tăng cường trao đổi chất, đốt cháy chất béo một cách đáng kinh ngạc là một trong những gì được tìm thấy từ hợp chất có trong quả bứa. Nhìn chung việc đốt cháy calo và giảm cholesterol sẽ có tác động cực kỳ tốt đến cơ thể. Nếu muốn rút ngắn quá trình giảm cân, giảm béo hiệu quả thì việc đưa quả bứa vào trong thực đơn giảm cân là một việc làm thông minh. 

 Quả bứa giúp đốt cháy calo và giảm cholesterol có tác động cực kỳ tốt đến cơ thể

 Quả bứa giúp đốt cháy calo và giảm cholesterol có tác động cực kỳ tốt đến cơ thể

3.4. Tác dụng chống trầm cảm 

Các hợp chất hữu cơ được tìm thấy trong quả bứa hoạt động như một loại thuốc chống trầm cảm, cụ thể là giúp giải phóng ra Serotonin (là hormone "cảm thấy dễ chịu") vào cơ thế. Khả năng này dựa trên hoạt động của HCA vào hệ thống dẫn truyền thần kinh của cơ thể. 

3.5. Phòng ngừa bệnh tiểu đường

Như các bạn đã biết, người thừa cân béo phì có khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn người có cân nặng bình thường. Mà trong quả bứa lại chứa các chất có khả năng giảm cân và cải thiện khả năng chuyển hóa mỡ thừa trong cơ thể, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả. 

Bên cạnh đó, quả bứa còn giúp tăng độ nhạy insulin, giảm viêm và kiểm soát lượng đường trong máu. Kết hợp với việc giảm cân, giảm mỡ thì đây là một loại quả có tác động đáng kể đến sự phát triển của loại bệnh này. 

4. Cách sử dụng quả bứa và nguyên tắc khi sử dụng

Hiện nay quả bứa đang được sử dụng dưới dạng tươi và khô. Các cách sử dụng như sau: 

  • Với quả bứa tươi: Được sử dụng như một loại trái cây tráng miệng, hoặc dùng trong nhà bếp để nấu canh hoặc kho cá. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng 1-2 quả mỗi lần ăn để không gây phản ứng với vị giác và chướng bụng. 

  • Với quả bứa khô: Thường được sử dụng như một loại trà hỗ trợ giảm cân, điều trị tiểu đường hay cao huyết áp,... Lưu ý rằng bạn chỉ nên sử dụng 40-50g quả bứa khô nấu cùng với khoảng 1,2 lít nước dùng cho cả ngày. Để giảm cảm giác thèm ăn bạn hãy uống trước bữa ăn 30 phút. 

5. Các tác dụng phụ của quả bứa

Ngoài những lợi ích được nhắc đến cho việc giảm cân, điều tiết đường trong máu, hay chống trầm cảm,... mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên, ít ai biết rằng quả bứa cũng có những tác dụng phụ nếu như không sử dụng theo đúng liều lượng như: 

  • Gây tác động có hại cho dạ dày và đường ruột, khiến cơ thể buồn nôn, đau đầu, và ảnh hưởng đến hô hấp

  • Khi bạn nạp vào lượng quá nhiều, khoảng 2.800 miligam (mg) axit hydroxycitric (HCA) có trong quả bứa, bạn sẽ gặp tổn thương gan nghiêm trọng và có những ảnh hưởng về mắt

  • Nếu dùng quả bứa với bất kỳ một loại thuốc nào khác, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng vì quả bứa có thể phản ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc bạn đang sử dụng

Tìm hiểu kỹ về quả bứa trước khi đưa vào sử dụng để không gây ra tổn thương cho cơ thể

Tìm hiểu kỹ về quả bứa trước khi đưa vào sử dụng để không gây ra tổn thương cho cơ thể

Trên đây là bài viết của chúng tôi về các tác dụng của quả bứa cho cơ thể, ngoài hương vị thơm ngon bạn có thể ứng dụng vào các món ăn hàng ngày, bạn còn có thể sử dụng các sản phẩm có chiết xuất từ quả bứa để hỗ trợ giảm cân và cải thiện sức khỏe. 
 

Hiệu quả giảm cân cấp tốc của quả bứa với bảng thành phần vàng