• Chủ nhật, Ngày 05/11/2023 10:11

Nấm Linh Chi là một trong dược liệu quý có trong tự nhiên được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe khác nhau như giảm béo, đẹp da, giữ dáng,... Chính vì vậy, Ami Slim đã sử dụng nấm Linh Chi là nguyên vật liệu cho các sản phẩm giảm béo của Ami Slim. Vậy cụ thể tác dụng của nấm Linh Chi đối với sức khỏe như thế nào? nếu bạn vẫn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy theo dõi bài viết sau của chúng tôi để biết thêm thông tin. 

1. Tổng quan về nấm Linh Chi

Để hiểu rõ hơn về Nấm linh Chi, đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu về các đặc điểm của nấm Linh Chi

1.1. Nguồn gốc của Nấm Linh Chi

Nấm Linh Chi là loại thảo dược đã được biết đến từ hơn 2000 năm trước và những ghi chép đầu tiên của nó được phát hiện từ những năm 221 - 206 TCN. Về mặt địa lý, nấm linh chi được cho rằng có bắt nguồn từ một số tỉnh ở Trung Quốc và một số nước châu Âu khác. Trải qua quá trình phát triển và tiến hóa, hiện nay nấm linh chi được tìm thấy ở nhiều khu vực khác nhau như châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ bằng nhiều tên gọi khác nhau tại các quốc gia. 

  • Nấm Linh Chi hay còn có tên gọi khác là: Tiên Thảo, nấm Trường Thọ, Vạn Niên Nhung, nấm Thần Tiên.
  • Tên nước ngoài: Lingzhi mushroom, Reishi mushroom
  • Tên khoa học: Ganoderma lucidum
  • Họ: Nấm lim

Theo sinh học, Tiên Thảo thuốc loại nấm thể quả (hay nấm lớn). Vì vậy, chúng ta có thể nhìn thấy bằng mắt thường không giống như nhiều loại nấm khác phải có sự hỗ trợ từ khác thiết bị khác mới có thể quan sát được. 

Về mặt giá trị, từ xa xưa nấm Trường Thọ đã được biết đến là loại thảo dược quý hiếm, chỉ có những gia đình giàu có hay tầng lớp quý tộc mới có khả năng sử dụng. Cho đến những năm 1970 thì người ta mới tìm ra phương pháp trồng nấm Linh Chi từ nấm Linh Chi rừng. Chính nhờ vậy, mà sau này Vạn Niên Nhung đã được trồng theo quy mô công nghiệp và cũng đến gần hơn với người dân. 

1.2. Đặc điểm của nấm Linh Chi

Linh chi là loại nấm hóa gỗ có cuống dài hoặc ngắn tùy vào môi trường phát triển. Cuống thường không nằm ở giữa mũ nấm mà lệch sang một phía. Cuống có hình trụ tròn hoặc dẹt có thể phân nhánh cuống và màu sắc tùy theo loài. Mũ nấm có nhiều hình dạng khác nhau như hình thận, hình tròn hoặc hình quạt. 

Thụ tầng của nấm Linh Chi có màu trắng ngà, khi già thì dần chuyển sang màu nâu vàng với nhiều lỗ nhỏ li ti là ống dẫn thụ tầng có bào tử. Bào tử của nấm Trường Thọ có hình trứng, được bọc bởi 2 lớp màng với màng ngoài nhẵn, không màu, màng trong có màu gỉ sắt, lỗ nảy mầm có hình gai nhọn. Toàn bộ thân và mũ nấm đều được phủ bằng những sợi nấm không màu sáng, phân nhánh. 

Thông thường chúng ta chỉ thấy linh chi có màu nâu vàng nhưng thực chất linh chi có 6 loại màu sắc khác nhau, tên gọi khác nhau và công dụng khác nhau gồm: Thanh chi, Hồng chi, Bạch chi, Hắc chi, Tử chi, Hoàng chi.

Nấm Linh Chi có nguồn gốc từ một số tỉnh Trung Quốc và vài nước châu Âu

Nấm Linh Chi có nguồn gốc từ một số tỉnh Trung Quốc và vài nước châu Âu

2. Bộ phận dùng của nấm Linh Chi là gì?

Theo các tài liệu, trước đây chỉ phần quả thể được sử dụng và có tác dụng với sức. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu hiện nay đã chỉ ra rằng, bột bào tử, sợi nấm của nấm linh chi cũng có giá trị dinh dưỡng khá cao và cũng có thể sử dụng để làm thuốc.

3. Thành phần hóa học trong nấm Linh Chi

Trong nấm Trường Thọ đã được chứng minh là có chứa rất nhiều thành phần khác nhau như: Protein và glycoprotein, axit amin (đặc biệt là lysine và leucine), polysaccharides (carbohydrate), chất xơ, terpenoids, steroid, phenol, nucleotide, một số vitamin và khoáng chất như với kali, canxi, phốt pho, magiê, selen, sắt, kẽm, đồng… Trong số các thành phần đã nêu ở trên thì triterpenes và polysaccharides beta – glucan là những thành phần tạo nên tác dụng của nấm linh chi. 

4. Tác dụng của nấm Linh Chi đối với sức khỏe

Vạn Niên Nhung là một loại thảo dược được sử dụng từ rất lâu đời trong các bài thuốc Đông y. Nó có thể được kết hợp cùng các loại nguyên liệu khác hoặc sử dụng một mình đều mang đến nhiều công dụng khác nhau cho sức khỏe cụ thể như sau: 

  • Nâng cao sức khỏe thể chất, cân bằng sinh lý, khả năng miễn dịch và khả năng tự phục hồi của cơ thể. 
  • Bột bào tử của nấm linh chi được chứng minh là có khả năng giúp cơ thể chống khối u và oxy hóa rất tốt làm ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư. 
  • Hỗ trợ cải thiện các bệnh lý tim mạch, giúp ổn định huyết áp, giảm cholesterol máu, phòng ngừa sự xuất hiện của các cục máu đông, cùng nhiều tình trạng tim mạch khác. 
  • Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ đặc biệt là những người thường xuyên bị mất ngủ, giảm đau và nặng đầu. Nâng cao tinh thần, tăng cường trí nhớ. 
  • Hỗ trợ giãn cơ trơn phế quản. Đây là dược liệu rất tốt cho những người bị viêm phế quản mãn tính và hen. 
  • Hạn chế tình trạng rụng tóc. 
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan nhở khả năng tăng cường sức khỏe miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân gây viêm gan, hỗ trợ phục hồi các tổn thương trên gan, cải thiện chỉ số men gan và tăng cường khả năng giải độc của gan. 
  • Hỗ trợ tăng cường quá trình tái tạo máu, nâng cao chức năng của tuyến tụy đối với các bệnh nhân mắc đái tháo đường hay hạ đường huyết. 
  • Tăng cường tuần hoàn máu dưới da, hỗ trợ tiêu diệt các gốc tự do có trong cơ thể, giúp da sáng hơn, hồng hào hơn. 
  • Giảm đau cho bệnh nhân mắc viêm khớp. 

Ngoài các tác dụng đã nêu trên, một tác dụng nữa của nấm Linh Chi được nhiều người quan tâm đến đó chính là hỗ trợ quá trình giảm béo hiệu quả. Đây cũng chính là lý do mà Ami Slim đã sử dụng nấm Linh Chi là thành phần trong các sản phẩm giảm béo của mình. 

Tiên Thảo được cho rằng có tác dụng giảm cân nhờ khả năng kích thích quá trình tiêu hóa hoạt động tốt hơn, từ đó đảm bảo được lượng chất béo và mỡ thừa trong cơ thể sẽ được đốt cháy tối đa, hạn chế hấp thu vào cơ thể. Không những vậy, nấm linh chi còn có khả năng hỗ trợ hệ bài tiết hoạt động tốt hơn, các chất béo và chất độc hại trong cơ thể sẽ được loại bỏ tối đa giúp mang đến cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, nhẹ nhàng. 

Nấm Linh Chi nổi tiếng vì đem lại nhiều lợi ích dành cho sức khỏe

Nấm Linh Chi nổi tiếng vì đem lại nhiều lợi ích dành cho sức khỏe

5. Cách sử dụng nấm Linh Chi

Nấm linh chi thường được sử dụng ở dạng khô để dùng làm trà hay bột hoặc chiết xuất ở dạng lỏng. Vì có vị hơi đắng, do đó tùy mục đích sử dụng mà bạn có thể kết hợp với một số dược liệu, thảo dược khác để mùi vị dễ uống hơn. Nấm linh chi thường được sử dụng phổ biến như sau: 

Cách 1: Cách nấu nấm Linh Chi với nước

  • Cho 15 – 30g nấm đã cắt lát, phơi khô đun với khoảng 2 lít nước, sau khi sôi để lửa liu riu trong khoảng 10 phút. Sau đó vớt nấm ra, thái nhỏ hình hạt lựu rồi cho vào nước cũ, tiếp tục đun thêm khoảng 10 phút nữa. 
  • Bã linh chi sau khi vớt ra bạn có thể đun thêm 2 lần nữa mỗi lần từ 1 - 1,5 lít nước. Gộp lượng nước đun được vào chung với nhau và uống dần. Để dễ uống bạn có thể thêm đường hoặc mật ong. 

Cách 2: Hãm với nước nóng

Cho một lượng nấm khô cắt lát vào ấm, sau đó hãm với nước sôi trong khoảng 1 giờ và sử dụng thay nước uống trong ngày. 

Cách 3: Pha trà

Cho một lượng bột vừa đủ vào ấm pha trà. sau đó hãm bằng nước thật sôi, đợi trong khoảng 5 - 10 phút là được. Bạn có thể sẽ cảm thấy hơi khó uống bởi phải uống cả bã nhưng theo khuyến cáo, khi uống cả bã thì bạn mới tận dụng hết được các công dụng của loại thảo dược này. 

6. Một số lưu ý khi sử dụng nấm Linh Chi

Dù là sản phẩm từ tự nhiên và rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải đối tượng nào cũng thích hợp để sử dụng. Một số đối tượng cần lưu ý khi sử dụng nấm Linh Chi như: 

  • Phụ nữ có thai hoặc đang trong giai đoạn cho con bú nếu muốn sử dụng cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào có trong thảo dược hay các loại thảo dược, thảo mộc khác. 
  • Đang sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào khác thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hay những người có chuyên môn để biết được có nên sử dụng nấm linh chi hay không. 
  • Đang gặp phải một bệnh lý hay tình trạng sức khỏe nào đó. 
  • Dị ứng với bất kỳ thành phần nào như thực phẩm, thuốc nhuộm, các loại thuốc thường dùng, chất bảo quản, động vật,...

Cần tìm hiểu kỹ đối tượng phù hợp sử dụng nấm Linh Chi

Cần tìm hiểu kỹ đối tượng phù hợp sử dụng nấm Linh Chi

7. Tác dụng phụ khi sử dụng nấm Linh Chi

Một số tác dụng phụ khi sử dụng nấm linh chi mà bạn có thể gặp phải như: 

  • Nấm Linh Chi ở dạng bột có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của gan. 
  • Có thể gây khô miệng, họng và gây ngứa vùng mũi, chảy máu cam, đau bụng sau khi sử dụng. 
  • Một số người có thói quen ngâm rượu nấm linh chi nhưng trong một vài trường hợp bạn có thể bị phát ban sau khi uống. 
  • Bị dị ứng khi hít phải bào tử nấm.
  • Trên cả nước cũng đã ghi nhận 2 trường hợp bệnh nhân ung thư bị ngộ độc gan nấm linh chi ở dạng bột. 

Ngoài ra, thảo dược này còn có thể gây tương tác với một số loại thuốc mà bạn đang sử dụng như: 

  • Thuốc điều trị cao huyết áp: Nếu bạn sử dụng nấm Trường Thọ khi đang sử dụng thuốc điều trị cao huyết áp thì có thể gây hạ huyết áp. 
  • Các loại thuốc chống đông máu: Vạn Niên Nhung có thể làm chậm quá trình đông máu, do đó, khi sử dụng loại thảo dược này với các loại thuốc làm chậm đông máu có thể làm tăng nguy cơ bị thâm tím hay chảy máu. 
  • Thuốc hóa trị: Một số thuốc hóa trị dựa trên gốc tự do có thể bị giảm tác dụng khi sử dụng cùng với nấm Trường Thọ
  • Thuốc điều trị đái tháo đường.

Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về nấm Linh Chi, nguồn gốc, tác dụng, cách sử dụng và một số lưu ý khi sử dụng. Hy vọng qua bài viết này bạn đọc đã có cho mình được những thông tin hữu ích. Chúc các bạn một ngày tốt lành.

Nấm Linh Chi - Món quà quý giá từ thiên nhiên